top of page

70.000 năm về trước, con người là một loài động vật "tầm thường", tác động của nó lên Quả Đất này không hơn gì một con sứa, một con linh dương, một con khỉ. Ngày nay, chúng ta là loài động vật ghê gớm nhất trên hành tinh này, với sức mạnh khủng khiếp tới mức lần đầu tiên trong lịch sử có thể tiêu diệt chính loài của mình và toàn bộ các loài khác chỉ trong một tích tắc.

 

Câu hỏi đặt ra là: Trong khoảng thời gian từ 70.000 về trước đến bây giờ, chuyện gì đã xảy ra? Sức mạnh nào đã đưa con người từ một động vật tầm thường trong hệ sinh thái này trở thành chúa tể của Quả Đất? Chuyến tàu mang tên “Lược sử loài người” sẽ đưa bạn viếng thăm những vùng đất xa lạ mang tên “quá khứ”, để giải đáp bí ẩn này.

[KH Video] A Brief History of Humankind

  • Hi Linh

  • Phần 1: Cuộc cách mạng nhận thức

     

    Buổi 1: Gia đình loài người 
    100.000 năm về trước, có ít nhất 6 loài người khác nhau định cư trên Trái Đất này. Loài của chúng ta, Homo sapiens, chỉ là một trong 6 loài đó. Những loài còn lại là ai? Họ đến từ đâu? Và chuyện gì xảy ra với họ? Tại sao ngày nay chỉ còn một loài người duy nhất—Homo sapiens?

     

    Buổi 2: Cuộc cách mạng nhận thức 
    Cuộc cách mạng nhận thức, vào khoảng 70.000 năm về trước, giúp Homo sapiens thống trị thế giới và khiến tất cả các loài người khác tới tuyệt chủng. Trong cuộc cách mạng này, Homo sapiens phát triển một kiểu ngôn ngữ mới và đáng kinh ngạc. Ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ của các loài người trước đó như thế nào và khác với những động vật khác như thế nào? Đâu là những ưu thế mà Homo Sapiens có được từ khả năng ngôn ngữ độc đáo này.

     

    Buổi 3: Cuộc sống thường ngày ở thời kì Đồ Đá 
    Cuộc sống của những người sống vào khoảng 30.000 năm về trước như thế nào? Họ làm gì khi thức dậy vào buổi sáng? Họ tổ chức xã hội của mình như nào? Họ có mối quan hệ một vợ một chồng và gia đình cơ bản (bố mẹ+ con ruột) hay không? Liệu họ có những tôn giáo, những cuộc cách mạng, và chiến tranh hay không?

     

    Buổi 4: Khi loài người làm “lũ lụt” Quả Đất 
    Sau cuộc cách mạng nhận thức, Homo sapiens lan ra khắp Quả Đất. Khi định cư, chúng ta đẩy hàng loạt các khác vào sự tuyệt chủng. Ở Úc, tới 95% tất cả các loài động vật lớn đã biến mất. Ở châu Mỹ, 84 trong 107 loài có vú lớn đã biến mất. Hơn thế nữa, khoảng một nửa các loài động có vú trên cạn lớn từng định cư trên Trái Đất này đã tuyệt chủng. Thế nào mà một vài triệu con người, với kĩ nghệ của thời kì Đồ Đá có thể gây ra thảm hoạ khủng khiếp đến như vậy?

     

    Phần 2: Cuộc cách mạng nông nghiệp

     

    Buổi 5: Trò lừa lớn nhất của Lịch sử 
    Khoảng 12.000 năm về trước, những người sống ở Trung Đông, Trung Quốc, và Trung Mỹ bắt đầu thuần hoá các loài loài thực vật và động vật. Trong lúc đó, loài Homo sapiens cũng bị thuần hoá theo, từ bỏ cuộc sống săn bắn hái lượm để lấy sự sung sướng kèm theo sự khổ sở của nền nông nghiệp. Đối với hầu hết con người, những sự khổ sở vượt quá những sự sung sướng nhận được. Cuộc cách mạng nông nghiệp đã làm cho cuộc sống của một người bình thường còn khó khăn hơn. Vậy thì, tại sao nó lại xảy ra? 


    Buổi 6: Xây kim tự tháp

    Trong hàng triệu năm, con người sống trong những nhóm thân thích, với số lượng không quá vài tá người. Những bản năng sinh học của chúng ta được thích nghi theo lối sống này. Con người do đó được trang bị rất tồi để hợp tác với số lượng lớn những người lạ. Tuy nhiên ngay sau khi cuộc Cách mạng Nông nghiệp bùng nổ, con người đã lập nên những thành phố, vương quốc, và những đế quốc lớn. Chúng ta làm điều đó như thế nào? Làm sao hàng triệu người xa lạ có thể đồng ý trên những điều luật, quy chuẩn và giá trị chung?

     

    Buổi 7: Không tồn tại công lý trong lịch sử 
    Một yếu tố quan trọng trong sự thành lập của các xã hội phức tạp là sự phân chia dân số thành các nhóm phân cấp bậc. Các xã hôi nông nghiệp và kĩ nghệ đã được xây dựng dựa trên sự phân chia cấp bậc về giai cấp, chủng tộc, sắc tộc và giới tính. Tại sao không thể nào tạo ra một xã hội công minh và công bằng? Nguồn gốc sâu xa của định kiến và bất công là gì? Đặc biệt, tại sao trong hầu hết mọi xã hội từng được biết đến, đàn ông đều được đối xử tốt hơn phụ nữ?

     

    Phần 4: Sự thống nhất của loài người

     

    Buổi 8: Chiều hướng của lịch sử 
    Sau cuộc Cách mạng Nông nghiệp, con người tạo ra rất nhiều các nền văn hoá và xã hội khác nhau. Mối quan hệ giữa những xã hội khác nhau này vô cùng phức tạp, có cả chiến tranh và xung đột cũng như trao đổi, di dân và bắt chước lẫn nhau. Thời gian dần trôi, những mối quan hệ giữa các xã hội trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn, vì vậy con người dần dần thống nhất lại thành một xã hội toàn cầu đơn nhất. Có 3 sức mạnh lớn định hình quá trình thống nhất này lại. Đầu tiên là tiền và thương mại. Tiền là hệ thống tin cậy lẫn nhau phổ quát nhất từng được sáng tạo ra bởi con người. Làm sao mọi người có thể vừa tin vào những vị god khác nhau và phục tùng những ông vua là đối phương của nhau, tuy nhiên vẫn sẵn sàng sử dụng chung một đồng tiền?

     

    Buổi 9: Những tầm nhìn đế quốc 
    Sức mạnh thứ hai đã định hình quá trình thống nhất của loài người là chủ nghĩa đế quốc. Ngày nay, ý tưởng về đế quốc được nhìn dưới một góc độ rất tiêu cực, nhưng các đế quốc đóng một vai trò trung tâm trong lịch sử loài người tới mức thật khó để coi chúng là hoàn toàn xấu xa. Đế quốc chính xác là gì? Làm sao các đế quốc thành công trong việc thống nhất những khu vực sinh thái, nhóm sắc tộc, và các cộng đồng tôn giáo khác nhau dưới sự cai trị của họ? Làm sao chúng ta có thể cân bằng những đóng góp tích cực của các đế quốc với lịch sử bạo lực và đàn áp của họ? Tương lai của một đế quốc lí tưởng là gì? Có phải thế giới này chắc chắc sẽ bị cai trị bởi một đế quốc toàn cầu mới?

     

    Buổi 10: Luật lệ của tôn giáo 
    Sức mạnh thứ ba đã định hình quá trình thống nhất của loài người là tôn giáo. Vai trò của tôn giáo trong lịch sử cực kì gây tranh cãi. Một số người nhìn tôn giáo như nguồn gốc của tất cả những xấu xa, trong khi đối với những người khác là nguồn gốc chính của niềm hạnh phúc, sự đồng cảm, và sự tiến bộ. Liệu chúng ta có thể có được một đánh giá cân bằng hơn? Đâu là những dấu mốc lớn trong lịch sử tôn giáo của thế giới? Các văn hoá khác nhau hiểu về vũ trụ, phân biệt tốt với xấu, và giải thích sự hiện diện khắp nơi của đau khổ theo những cách khác nhau như nào?

     

    Phần 5: Cuộc cách mạng khoa học

     

    Buổi 11: Sự ngu dốt được khám phá
    Trong 500 năm trở lại đây, quá trình thống nhất loài người đã hoàn thành. Cùng vào thời gian đó, đã có một sự tăng trưởng vượt bậc trong sức mạnh của loài người, phần lớn là những khám phá của khoa học hiện đại. Con người ngày càng tin rằng thứ duy nhất giới hạn sức mạnh của họ chính là sự ngu dốt, và rằng sự khám phá những kiến thức mới có thể giúp họ làm được mọi thứ. Tri thức khoa học hiện đại khác biệt với tất các tri thức khác trước đây như thế nào? Điều gì giải thích cho sự trỗi dậy đột nhiên của tri thức khoa học và những thành tựu không gì sánh được của nó?

    Buổi 12: Cuộc hôn nhân giữa khoa học và đế quốc 
    Khoa học hiện đại phát triển đồng hành với các đế quốc châu Âu hiện đại. Sự chinh phục những kiến thức mới phụ thuộc và tạo điều kiện cho sự chinh phục những lãnh thổ mới. Sự đóng góp của khoa học vào sự trỗi dậy của các đế quốc châu Âu là gì, và đâu là đóng góp của các đế quốc châu Âu vào sự phát triển của khoa học? Và tại sao mọi thứ lại bắt đầu ở châu Âu, thay vì là Trung Quốc, Ấn Độ, hoặc Trung Đông?

     

    Buổi 13: Tín ngưỡng tư bản 
    Những mối quan hệ gần gũi giữa khoa học và chủ nghĩa đế quốc thực tế là một phần của một mốt quan hệ phức tạp hơn. Một nhân tố quan trong thứ ba của mối quan hệ này là chủ nghĩa tư bản, hệ thống cung cấp tài chính cho cả khoa học và đế quốc, và nhớ đó dẫn đến một sự tăng trưởng chưa từng có trong nền kinh tế thế giới. Một nền kinh tế tư bản vận hành như thế nào? Nó khác gì với các nền kinh tế truyền thống? Có phải chủ nghĩa tư bản có thật, hay nó thực sự chỉ là một loại tôn giáo?

     

    Buổi 14: Cuộc Cách mạng Công Nghiệp 
    Trong 200 năm trở lại đây, sự kết hợp giữa khoa học, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cuộc Cách mạng Công nghiệp. Cuộc cách mạng này giúp con người điều khiển những nguồn năng lượng mới dồi dào, và cho phép con người bắt đầu sản xuất nhiều thứ hơn trước đây, nhanh hơn, và rẻ hơn nhiều. Việc này đã dẫn đến sự thay đổi hệ sinh thái toàn cầu, cuộc sống hàng ngày, và tâm lí con người như thế nào?

     

    Buổi 15: Một cuộc cách mạng lâu dài 
    Cuộc cách mạng công nghiệp mở ra một kỉ nguyên của một cuộc cách mạng lâu dài. Trật tự xã hội-chính trị hậu hiện đại liên tục thay đổi, không bao giờ ổn định vào một hình thái bền vững. Những trụ cột của trật tự loài người—đáng chú ý nhất là gia đình và cộng đồng thân thiết—đang đổ vỡ xung quanh chúng ta. Làm sao loài người có thể đối mặt với sự trống rỗng và hỗn độn kéo theo đó? Làm thế nào mà xã hội và các thể chế hoạt động mà không có sự ổn định? Có phải thế giới đang ngày càng trở nên bạo lực hơn và nguy hiểm, hay nó đang thực sử trở nên yên bình và an toàn hơn bao giờ hết?

     

    Buổi 16: Và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau 
    Có phải 500 năm trời những khám phá, những sự phát triển và những cuộc cách mạng kinh ngạc làm con người hạnh phúc hơn? Liệu con người ngày nay hạnh phúc hơn thời kì Trung Cổ, hay thời kì Đồ Đá? Nếu không, tất cả những thay đổi này có nghĩa lí gì? Hầu hết các cuốn sách lịch sử lảng tránh những vấn đề này, tuy nhiên chúng là những câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta có thể hỏi về lịch sử. Các nghiên cứu mới trong sinh học, kinh tế, và tâm lí học đang mang lại những khám phá tuyệt vời về lịch sử hạnh phúc của loài người.

     

    Buổi 17: Sự kết thúc của Homo Sapiens 
    Trong một vài thế kỉ gần đây, con người đã bắt đầu bẻ cong và phá bỏ những luật lệ của chọn lọc tự nhiên—những luật lệ đã cai trị cuộc sống trên Quả Đất này 4 triệu năm qua. Những công nghệ mới như công nghệ di truyền và công nghệ nano đang mang lại cho chúng ta những khả năng chưa từng có để có thể thiết kế không chỉ thế giới xung quanh chúng ta, mà còn cả cơ thể, tính cách, và ham muốn của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng tới xã hội và văn hoá như nào? Liệu có ai biết được rằng chúng ta sẽ đi về đâu? Tương lai khả dĩ của loài người là gì?

bottom of page