Khóa học này được thiết kế để cung cấp cho người học một sự dẫn nhập kỹ lưỡng về tư tưởng Trung Quốc cổ đại (trước năm 221 TCN), ý nghĩa đương đại của nó và vai trò của tôn giáo đối với sự phát triển của con người.
Các chủ đề quan trọng sẽ được thảo luận bao gồm: lý tưởng về hành động mà không cần nỗ lực - wu-wei (vô vi), hay sự nghịch lý về cách người ta cố gắng mà không cố gắng, các kỹ thuật chánh niệm và tu luyện bản thân, những mô hình về bản thân và xã hội, mối tương quan giữa lý trí so với cảm xúc, sự tin tưởng và hợp tác của con người, các cấu trúc và tác động của các lý tưởng chính trị và tâm linh khác nhau.
Thời kỳ này của lịch sử Trung Quốc chứng kiến sự hình thành của tất cả các trường phái tư tưởng bản địa lớn của Trung Quốc (Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia), từ đó có tác động đến sự phát triển của lịch sử văn hóa Đông Á mà người ta vẫn còn cảm thấy cho đến ngày nay.
Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu sự tương đồng với các truyền thống triết học và tôn giáo phương Tây, sự liên quan của tư tưởng Trung Quốc cổ đại đối với các cuộc tranh luận đương đại về đạo đức, giáo dục công dân và triết học chính trị, và cách mà các mô hình thời đầu của Trung Quốc về con người đã tiên đoán những phát triển gần đây trong ngành khoa học tiến hóa và nhận thức.
Nội Dung:
Part 1:
Module 1: Introduction, Theoretical Issues, Introduction to Early China
Module 2: Carving and Polishing With Confucius
Module 3: Laozi and the Uncarved Block
Module 4: Maximizing Benefit: the Consequentialism of Mozi; The Mid-Warring States Linguistic and Physiological Turns; Guodian Confucianism
Part 2:
Module 5: Cultivating the Moral Sprouts with Mencius
Module 6: Zhuangzi’s Celebration of the “Weeds” of Humanity
Module 7: Return to Externalism: Xunzi and Legalism
Module 8: Comparative Thought and the Globalized World
Comments