top of page
25MODERN-FINLAND-superJumbo.jpeg

MasterClass
Hiểu Chính Mình

(Know yourself in Seven days)

23modern-podcast-binge-3-superJumbo-v4.j

Ngày này, chúng ta biết cả thế giới, nhưng lại xa lạ với chính mình. Nhà trường dạy mọi thứ, nhưng lại không dạy làm sao để hiểu bản thân. Nếu phải viết một cuốn tiểu sử về mình, bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Có một vũ trụ trong này cần khám phá, nhưng không mấy ai dám bước vào. Tò mò về mình là sự đam mê chúng ta nên duy trì suốt cuộc đời.

 

Những ngày giãn cách cho chúng ta một cơ hội hiếm có để ngồi lại với mình, để hỏi mình là ai, để ngẫm lại về toàn bộ lịch sử của bạn, và thử hỏi và thử hiểu tại sao mình lại như này, và người khác lại như thế. Tại sao mình lại hay lo lắng, nhạy cảm, dễ cô đơn, nhiều drama, khó yêu, sợ bị bỏ rơi... ? Ai cũng có một câu chuyện phía sau, dù rốt cuộc bạn có biết nó hay không.

 

Khóa học duy nhất của 2021, Hiểu Chính Mình, là câu chuyện về những câu chuyện đã hình thành nên cuộc đời chúng ta và tại sao bạn lại sống trong chúng. Vì ai cũng có một gia đình, nên dù muốn hay không, nhà là nơi ta bắt đầu.

 

Từ hành trình về cội nguồn, chúng ta sẽ quay ngược lại để hiểu bạn của hiện tại, để hiểu lý do đằng sau những cuộc yêu, những mối quan hệ, những cơn bực dọc, những nỗi sợ, khả năng cô đơn, sự sáng tạo... những trụ cột quan trọng định hình tính cách của bạn. Thay vì chỉ giới hạn bản thân trong những mẫu số (INFJ, Cung ma kết, mệnh hỏa...), đây là một trải nghiệm để bạn gặp lại chính mình và hiểu chính mình

Chúng ta sẽ học:

  • Tại sao việc hiểu chính mình lại khó khăn đến vậy

  • Các công cụ để khám phá tâm trí của bạn

  • Ảnh hưởng tuổi thơ lên tính cách và chuyện yêu
  • Các lý thuyết tâm lý học về việc hình thành nhân cách

  • Các cơ chế phòng vệ vô thức mà bạn sử dụng hàng ngày

  • Các trò chơi tương tác kinh điển trong các mối quan hệ giữa người với người 

  • Làm sao để vượt qua mất mát, tổn thương và khôi phục lại sự tự do tự tại với cuộc đời

  • .... Và các rất nhiều sự thú vị khác đang chờ bạn.

Nội Dung Khóa Học

Buổi 1: Ngày xửa, ngày xưa, bạn có một gia đình...

 

– "Know Yourself": Lời thề triết học về việc hiểu chính mình

– Về những người cả đời không biết mình là ai: Giá trị của việc hiểu bản thân mình trong mọi mặt cuộc sống

– Psychophobia: Nỗi sợ hãi nhìn vào các cảm xúc nội tâm và chọn sống cuộc đời bề mặt

– Hiểu chính mình không chỉ là đi làm vài bài test tính cách: Giới hạn của việc giới hạn bản thân trong những mẫu số

– Về mô hình Big 5: Bài test khoa học và tin cậy nhất để khám phá tính cách của bạn

– Về mô hình MBTI: Những người xung quanh nhìn thế giới khác nhau như thế nào

– Những di sản cảm xúc: Tuổi thơ đã để lại cho chúng ta những dấu ấn tâm lý như nào

– Chúng ta nói về người yêu như đang nói về mẹ: Sự chuyển di cảm xúc

– "A good enough mother": Một người mẹ cần làm gì và mẹ đã làm gì

– Em không phải mẹ anh và anh cũng không bố em: Tại sao chúng ta đi tìm hình bóng của gia đình trong người yêu

– Bạn gặp khó khăn trong các loại tình: Ảnh hưởng của tuổi thơ lên mọi mối quan hệ trưởng thành

– Không ai sáng suốt trong tình yêu, vì chúng ta mang trên vai quá nhiều ám ảnh của quá khứ

 

Buổi 2: Truy nguồn những tính cách ngày nay của bạn
 

– Tại sao không ai có một tuổi thơ hoàn hảo?

– Ảnh hưởng của những người mẹ "quá đà" và "lơ là" lên sự hình thành nhân cách bạn trẻ

– "Tớ chẳng nhớ gì về tuổi thơ của mình cả": Dấu hiệu của sự thiếu trưởng thành về mặt cảm xúc

– Khi nhà không phải là nhà: Sự hình thành của False Self và sự chôn giấu của True Self

– Hãy gọi tên tôi bằng chị tôi: Khi lũ em phải dưới sống dưới bóng những anh chị tài giỏi

– Nỗi ảm ảnh lặp lại những nỗi đau ngày nhỏ: Repetition compulsion

– 3 quá trình căn bản dẫn đến sự phát triển nhân cách: Differentiation, Integration và Introjection

– Tại sao bạn luôn cảm thấy lạc lõng, trống rỗng, và cô đơn: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ

– Chia sẻ những rạn nứt trong tuổi thơ của bạn: Hồi tưởng về nơi ta đã lớn lên

 

Buổi 3: Các cơ chế phòng vệ tâm lý trong đời sống thường nhật

 

– Hệ thống phòng thủ trước nỗi đau: Tại sao hệ tâm lý phải tìm mọi cách để bảo vệ mình?

– Hiểu bản thân thông qua người khác: Cơ chế Projection và Projective Identification

– Bản chất của sự "nghiện" (nghiện sex, nghiện FB, nghiện người yêu...) và những trống rỗng bên trong

– "Chằm Zn" và sự phòng thủ trước nỗi đau: Bạn là cách bạn phản ứng với nỗi mất mát

– Những lời nói dối bản thân: Chúng ta đang trốn tránh những cảm xúc khó chịu ra sao

– Sự hy sinh của những đứa con trong các gia đình nhiều vấn đề

– Kết nối lại với đứa trẻ nội tâm: Thực ra, bạn cũng chỉ đang muốn sự vẹn nguyên của mình

– Tránh né nỗi đau chỉ khiến bạn càng thêm: Hãy để mình một lần được khóc

– Một số chứng rối loạn nhân cách dưới góc nhìn Học thuyết Object Relations.

Buổi 4: Những ngã rẽ cuộc đời và 10 trục tính cách
 

– Trục 1: Lựa chọn Thực tế hay Viễn tưởng

– Trục 2: Lựa chọn Mất mát hay Không chấp nhận thay đổi

– Trục 3: Lựa chọn Khẳng định mình hay Gây hấn

– Trục 4: Lựa chọn Sức mạnh hay Quyền lực

– Trục 5: Lựa chọn Sức mạnh hay Thao túng

– Trục 6: Lựa chọn Nương tựa hay Phụ thuộc

– Trục 7: Lựa chọn Sự thật hay Lừa dối

– Trục 8: Lựa chọn Tự do hay Toàn trị

– Trục 9: Lựa hệ Hệ thống mở hay Hệ thống đóng

– Trục 10: Lựa chọn Tách biệt hay Hòa tan

 

Buổi 5: Hiểu về những trò chơi kinh điển trong mối quan hệ

 

– Học thuyết phân tích tương giao và "Games People Play"

– 3 trạng thái của Ego: The Parent, The Adult và The Child

– Một số trò chơi kinh điển trong cuộc sống thường ngày

– "See What You Made Me Do": Taylor Swift đang hát gì vậy

– "If it weren't for you": Nếu không phải vì con thì mẹ đã...

– "I'm only trying to help you": Anh chỉ đang cố giúp thôi mà...

– "Now I've Got You, You Son of a Bitch": Bắt thóp được rồi...

– "Why don't you - Yes, But": Tại sao em không... Nhưng mà...

 

Buổi 6: Khả năng cô đơn, sáng tạo, và sống một cuộc đời tự do tự tại

– Tại sao người lớn cũng cần ôm: Và người yêu không chỉ để yêu

– Biên tập lại tiếng nói nội tậm: Làm sao để Self-love khi bạn được không được yêu thương đủ

– “To be alone in the presence of another": Học cách cô đơn trong cõi lòng của kẻ khác

– Viết, đọc sách, sáng tạo hay khả năng cô độc lành mạnh: Đi tìm người nghệ sĩ trong bạn

– Chữa lành từ bên trong: Làm việc với thế giới cảm xúc nội tâm

– Sáng tạo ra chính mình và hành trình đi tìm sự tươi mới trong cuộc đời

 

Buổi 7: "Ta hứa sẽ nhận ra"
 

– Các bài Test tính cách và nhu cầu đóng gói bản thân trong những định nghĩa

– Những ám ảnh với việc phải hiểu chính mình: Liệu cuộc tìm kiếm bản thân có bao giờ kết thúc

– Hỏi Đáp 100 câu hỏi dành cho khóa học

 

Một số liệu cho khóa học
 

– Hai Mặt Của Gia Đình

– Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong

– Attachment, Play, and Authenticity: Winnicott in a Clinical Context

– Fairbairn’s Object Relations Theory in the Clinical Setting

– Games People Play: The Psychology of Human Relationships

– Polarities of Experience – The Psychology of the Real

– Mourning, Spirituality and Psychic Change: A New Object Relations View of Psychoanalysis

– Meaning and Melancholia: Life in the Age of Bewilderment

 

Một số bộ phim có thể xem trước

 

– Trùng Khánh Sâm Lâm (1994)

– Gerald's Game (2017)

– Three Christs (2020)

– Melancholia (2011)

– "Curb Your Enthusiasm": Mister Softee

30MODERN-jumbo.jpeg

Thông Tin Khóa Học

  • Học Online qua Zoom

  • Thời Gian: 20h30-22h30, Part 1: Thứ 6–CN (Ngày 9-11/7) và Part 2: Thứ 6–Thứ 2 (Ngày 16-19/7)

  • Học phí: xxx
     

  • Cách đăng ký: Sau khi đã CK, bạn vào lớp học qua Link (fb.com/groups/hieuchinhminh), trả lời 2 câu hỏi định danh, để được duyệt vào lớp học. 

  • Khi CK, vui lòng ghi rõ Họ & Tên của mình. Nếu bạn định nộp sau, vui lòng Inbox FB Minh Đào.
     

  • Ngân hàng: TPBANK
    
Chi Nhánh: Hà Nội
    Số Tài Khoản: 01680256001
    Chủ Tài Khoản: DAO NGOC MINH
     

  • Ngân Hàng: VPBANK
    Chi Nhánh: Hà Nội
    Số Tài Khoản: 143035824
    Chủ Tài Khoản: DAO NGOC MINH
     

  • Momo/Airpay: 0979527279
     

  • Chú Ý: Tất cả lớp của ĐHTH sẽ chỉ mở duy nhất 1 lần trong năm 2021, nên nếu có duyên thì chúng ta sẽ gặp nhau. Trong trường hợp lớp quá tải, chúng tôi có thể đóng đơn mà không báo trước.

  • Nếu vướng lịch 1-2 buổi, bạn có thể lấy file ghi âm sau buổi học. Tuy nhiên, hãy đảm bảo lịch rảnh chắc chắc cả 7 buổi để việc học hiệu quả nhất

  • Mọi thắc mắc xin Inbox: Minh Đào

  • ​Ảnh minh họa: @Brian Rea

bottom of page