top of page

Đại Học Tự Học

Start Here. Go Anywhere.

Chung Tay Xây Dựng Một Nền Giáo Dục Mới

Bởi Người Trẻ, Cho Người Trẻ & ​Vì Người Trẻ

Lời Ngỏ

Bởi giáo dục là quà ý nghĩa nhất bạn có thể trao tặng cho một con người!

Chúng tôi bắt đầu với một câu hỏi đơn giản.

 

Làm sao để xây dựng một chương trình giáo dục phổ quát, khai phóng & hiện đại để giúp phát triển tối đa năng lực của người trẻ?

 

Bởi giáo dục đúng nghĩa không phải dạy bạn trở thành công cụ cho một công việc nào đấy: một nhân viên ngân hàng, một nhà marketing, một chuyên viên lập trình...

 

Một đại học đích thực trước hết, phải đặt mục tiêu phát triển con người làm trọng tâm, để dạy anh ta cách nghĩ, để dạy anh ta đối mặt với những cái ân huệ và khổ đau của việc làm người, và phát triển tối đa năng lực tư duy, hiểu biết & kỹ năng để anh ta được cảm thấy đi học là một điều hạnh phúc & ý nghĩa cho bản thân, chứ không phải vì một động lực ngoại lai nào khác.

 

Một tấm bằng có thể cho anh ta chục triệu mỗi tháng, nhưng một nền giáo dục thực sự sẽ kích thích trí tò mò, rèn luyện tư duy, mở rộng tâm hồn, trao cho anh ta sức mạnh của tri thức, để "khai sinh" ra anh ta một lần nữa.

 

Với mục tiêu đó, chúng tôi đang thiết kế một chương trình học nhân văn, phổ quát, liên ngành để làm bệ phóng vững chắc cho người trẻ thế kỉ 21. 

Tư Duy Phân Tích 
Phản Biện

Xây dựng hệ thống lọc thông tin và phòng thủ cho bộ não. 

Khả năng nhìn nhận vấn đề dưới nhiều lăng kính. Phân tích và đánh giá ý kiến & nhận thức được những lỗi tư duy của bản thân.

Trách nhiệm cá nhân

& cộng đồng

Hiểu được giá trị, ý nghĩa, đam mê, động lực sống của bản thân.

​Chủ động tham gia xây dựng cộng đồng dựa trên giá trị bản thân.

Giải Quyết

Vấn Đề

Tư duy giải pháp, thay vì đổ lỗi & không hành động.

 

Xác định các khó khăn, brainstorm & đánh giá chuỗi giải pháp, thực thi & kiểm soát hiệu quả chiến lược được chọn.

Lãnh Đạo 

& Làm việc nhóm

Khả năng gánh trách nhiệm & quản lý nhóm hiệu quả. 

Truyền cảm hứng & xây dựng tầm nhìn cho nhóm.

Đổi Mới

& Sáng Tạo

Tạo ra những cách thức làm mới dựa trên sự hiểu biết sâu sắc. 

​Dám mạo hiểm bản thân để bước vào vùng hỗn mang để mang lại giá trí mới.

Nhận Thức

Toàn Cầu

Có kiến thức về quá khứ, hiện tại, và tương lai của thế giới.

​Thấu hiểu thế giới quan & các nền văn hoá khác nhau. 

​Giao Tiếp

(Internet)

Khả năng Đọc, Nghe, Viết, Nói thông thạo bằng tiếng Anh.

Diễn đạt ý tưởng và truyền thông thông điệp hiệu quả trong thời đại số.

Học Tập

Suốt Đời

Không ngừng cập nhật kiến thức bản thân để bắt kịp với nhịp điệu thay đổi của thế giới.

​Nghiên cứu & tự học để phát triển bản thân không ngừng mỗi ngày.

Bộ Khung Năng Lực Cốt Lõi

​CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Phát triển bộ khung năng lực thông qua bộ 30+ môn học lõi của Đại Học Tự Học

Các Môn Học Định Hướng

Giúp sinh viên khám phá những câu hỏi lớn về cuộc đời mình như Tôi là ai? Làm sao để tìm thấy đam mê & mục đích sống?  Ý nghĩa cuộc đời này là gì? Làm sao để sống hạnh phúc? Tại sao lại cần đi học đại học? 

Từ đó, sinh viên có thể bớt 'hoang mang' hơn về bản thân, sống có ích hơn, và không lãng phí cả thanh xuân của mình vào những lựa chọn của người khác.

Các Môn Học Kỹ Năng

Giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cơ bản nhất để quản lý cuộc đời mình, công việc học tập và công việc tương lai sau này.

 

Kiến thức có thể khác đi & tăng lên mỗi ngày, nhưng nếu rèn luyện được những kỹ năng cơ bản này thì chúng sẽ là thứ đi theo suốt cuộc đời bạn.

Các Môn Học Kiến Thức

Những kiến thức cơ bản nhất về con người, văn hoá, xã hội thuộc các bộ môn nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nghệ thuật.

 

Giúp sinh viên trở thành một con người hiểu biết hơn, sống người hơn, bớt chơi vơi hơn hơn trong sự hỗn loạn của thông tin ngày nay.

Học Định Hướng
(LIFE 101)

Danh Sách Các Môn Học

Lớp 1: Thiết Kế Cuộc Đời (Design Your Life)​

Lớp 2: Ý Nghĩa Cuộc Sống (Finding Your Life’s Purpose)

Lớp 3: Nghệ Thuật Sống (The Art of Living)

Lớp 4: Để Hạnh Phúc Sống (The How of Happiness)

Học Kỹ Năng
(SKILLS 101)

Danh Sách Các Môn Học

Hệ Tư Duy
 

Lớp 1: Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking)

Lớp 2: Tư Duy Sáng Tạo (Creative Thinking)

Lớp 3: Tư Duy Chiến Lược (Strategic Thinking)


Học phần tự chọn
 

Lớp 4: Lập Luận (Argumentation)

​Lớp 5: Design Thinking

Lớp 6: Phi Lý Trí (Cognitive Bias)

Lớp 7: Thiền định (Mediation)

​Hệ Kỹ Năng Sống
 

Lớp 1: Kiểm Soát Bản Thân (Willpower)

​Lớp 2: Sức Mạnh Thói Quen (The Power of Habits)

Lớp 3: Nghệ Thuật Quyết Định (The Science of Human Decision Making)

Lớp 4: Học cách học (Learning how to learn)

Hệ Kỹ Năng Công Việc
 

Lớp 1: Gây ảnh hưởng & thuyết phục (Influence: Science and Practice)

Lớp 2: Thương hiệu cá nhân (Personal Brand)

Lớp 3: Quản lý Stress

Học Tri Thức

(KNOWLEDGE 101)

Danh Sách Các Môn Học

Hệ Nhân Văn
 

Lịch Sử

Triết Học

Văn Học

 

Hệ Khoa Học Xã Hội
 

Tâm Lý Học 

Kinh Tế Học

Xã Hội Học

Truyền Thông

Hệ Khoa Học Tư Nhiên

Sinh Học

Vật Lý

​Toán Học

​Hệ Nghệ Thuật

Hội hoạ

Âm nhạc

​Học Định Hướng

Lớp 1: Thiết Kế Cuộc Đời (Design Your Life)

Cuộc Đời

Nếu cuộc đời này chỉ có một, tại sao bạn không thử thiết kế nó? Tất nhiên là thật khó để biết trước đời mình sẽ đi về đâu, nhưng có một tấm bản đồ còn hơn là lạc lối cả tuổi trẻ trong vô vàn lựa chọn mà không tìm được đường ra.

 

Khi Alice ở xứ sở thần tiên hỏi mèo "Tớ nên đi đường nào bây giờ?", mèo đáp: "Nó phụ thuộc vào cậu muốn đi về đâu". Alice trả lời "Tớ cũng không biết", "Vậy thì cậu đi về đâu cũng chẳng có gì quan trọng".

Bạn có biết sẽ mình đi về đâu? Đừng hứng ngã ba nào thì rẽ, bởi thanh xuân đúng như một cơn mưa rào, mưa tí là tạnh. Thoáng chốc đến 30 mà bạn vẫn đang quanh co đi tìm mình nên đi về đâu thì có lẽ chuông báo động phải rung lên rồi.

Trong khoá học này, sinh viên sẽ học thiết kế 3 tấm đồ quan trọng nhất trong đời mình và liên tục chỉnh sửa nó trong những năm tháng còn lại để tìm được con đường phù hợp nhất cho bản thân.

  • Thiết Kế Cuộc Đời

  • Thiết Kế Chương Trình Học

  • ​Thiết Kế Sự Nghiệp

Lớp 2: Ý Nghĩa Cuộc Sống (Finding Your Life’s Purpose)

Ý Nghĩa

Có một cuộc khủng hoảng rất lớn mà ngày nay các bạn trẻ gặp phải: đó là ý nghĩa cuộc đời. Bỗng dưng một ngày thức dậy, một làn gió "hư vô" thổi qua, và bạn thấy cuộc đời này chẳng còn gì quan trọng hết: người yêu cũng không, bạn bè cũng không, bố mẹ cũng không, công việc cũng không. Sống với không sống chẳng có gì khác nhau. 

​Sớm hay muộn, bạn cũng phải có câu chuyện "Mình đến Trái Đất để làm gì" để kể cho bản thân và mọi người. Khoá học cung cấp những phương pháp tiếp cận khác nhau về câu hỏi quan trọng số 1 này từ những triết gia, nhà tâm lý, các vị hiền triết... để cung cấp cho bạn bộ toolkit ý nghĩa để chẳng may những ngày trở giời, bạn buột miệng tự hỏi: "Mình sống vì cái gì nhỉ?".

Một số trường phái tiếp cận:

  • Chủ nghĩa khắc kỉ

  • Chủ nghĩa hiện sinh

  • Trường phái trị liệu ý nghĩa (Logotherapy)

  • ​Trường phái tâm lý học phân tích (Carl Jung)

  • ​Phật Giáo & Ki-tô Giáo

Lớp 3: Nghệ Thuật Sống (The Art of Living)

Sống

​Một trong những sai lầm của Đại học hiện tại là định kiến cho rằng Sống là dễ, Giải tích, Vĩ mô, Marketing mới khó, vì vậy chúng tôi chỉ dạy các bạn trẻ vế sau, còn sống ra sao là trách nhiệm của bạn. Nhưng tất cả những ai không chỉ "tồn tại" đều biết sống thực sự là một việc rất, rất, rất khó.

 

Hàng nghìn câu hỏi về bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đến hàng nghìn câu hỏi khác về cá nhân: sống ra sao, noi gương ai, nên tin ai, yêu thế nào... cực kỳ hóc búa nhưng lại bị bỏ ngỏ bởi các giảng viên.

 

Vậy nên, một lớp học về nghệ thuật sống cũng rất đáng có trong giáo trình học. Các bậc hiền triết có thể giúp chúng ta sống tốt hơn ra sao? Socrates, Plato, Shakespeare, Kierkegaard, Nietzsche... có thể giúp ta suy nghĩ sâu hơn về các chủ đề đa dạng của việc sống như nào.
 

​Cùng suy ngẫm về cuộc đời và những "đồng bọn" của chúng trong khoá học này để thấu hiểu giá trị thực sự của giáo dục khai phóng.

Lớp 4: Để Hạnh Phúc Sống (The How of Happiness)

Hạnh Phúc

Ai cũng muốn sống hạnh phúc, nhưng làm thế nào? Câu hỏi nghìn năm vẫn chưa có câu trả lời này sẽ được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau để cung cấp nhiều cách tiếp cận, nhiều bài tập có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống để họ đơn giản chỉ cần hạnh phúc hơn 10% mỗi ngày. 

​Từ việc hiểu được những gì khiến bạn "bất hạnh" đến những phương pháp dễ thực hành như viết nhật ký, thiền, lòng tốt bụng... bạn sẽ có một bức tranh tổng quát về hạnh phúc và sống tốt hơn mỗi ngày nhờ những kiến thức mình học được. 

Một số câu hỏi bao gồm:

  • Những ngộ nhận về hạnh phúc là gì?

  • Tại sao Iphone X không thể khiến bạn hạnh phúc?

  • Định nghĩa hạnh phúc từ các trường phái khác nhau?

  • Những thứ thực sự khiến bạn hanh phúc?

  • ​Các bài tập thay đổi để hạnh phúc?

​Học Kỹ Năng

Lớp 1: Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking)

Phản Biện

Làm sao để không thành chú lừa? Làm sao để xây dựng bộ lọc cho tư duy? Làm sao để suy nghĩ thấu đáo về một vấn đề? Làm sao để học cách nghĩ như một triết gia? Làm sao để xử lý đống thông tin trên Internet hiện nay mà không bị ngập lụt? Làm sao để viết, để nói có logic và lập luận tốt hơn?

​Ngày nay, Tư duy phản biện không chỉ là một kỹ năng sống còn của một công dân thời đại số, mà nó là một cấu phần thiết yếu tạo nên một con người biết nghĩ, một nhân viên thành công, một thành viên tỉnh táo trong cộng đồng.

Khoá học sẽ cung cấp:

  • Những khái niệm căn bản trong tư duy phản biện

  • Bộ công cụ để tư duy phản biện

  • Các phương pháp tư duy từ ngành thống kê, tư duy khoa học, tâm lý học nhận thức... để áp dụng trong các vấn đề cuộc sống

Lớp 2: Tư Duy Sáng Tạo (Creative Thinking)

Sáng Tạo

Ai cũng có khả năng sáng tạo, nhưng câu hỏi là làm sao để khơi dậy sự sáng tạo trong bạn? Làm sao để suy nghĩ khác biệt và nhìn vấn đề ở những góc độ mà chưa ai từng nhận ra? Làm sao để xác định rào cản sáng tạo trong môi trường của doanh nghiệp và tạo ra một đội nhóm định hướng sáng tạo? 

​Khoá này sẽ hướng dẫn sự tưởng tượng của bạn lên một tầm cao mới, giúp sinh viên phá vỡ lối mòn tư duy, và sống với năng lượng trẻ luôn đi tìm sự mới mẻ của mình. 

Trong môn học này, sinh viên sẽ học được:

  • Vai trò của sáng tạo trong thế giới liên tục thay đổi ngày nay

  • Những công cụ được chứng minh để giúp bạn khai phá năng lực sáng tạo

  • ​Áp dụng các tư duy sáng tạo vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong môi trường sống của bạn

Lớp 3: Tư Duy Chiến Lược (Strategic Thinking)

Chiến Lược

Tư duy chiến lược là khả năng hoạch định tương lai, với con mắt chú tâm đến những biến cố bất trắc để đạt được mục tiêu đề ra. Đáng tiếc là đây là không phải là kỹ năng bẩm sinh, bởi phần lớn chúng ta là loài động vật ngắn hạn, với những quyết định thường chỉ giới hạn trong tác động của hôm nay và ngày mai. Vì vậy, tư duy chiến lược cần được đào tạo, rèn luyện và áp dụng ngay trong cuộc sống để nó thực sự là bản năng thứ hai.

Khoá học sẽ cung cấp cho sinh viên:

  • Bộ Toolkit để giúp bạn tư duy chiến lược trong mọi tình huống

  • Các "Case studies" trong lịch sử quân sự, kinh doanh... về tư duy chiến lược

  • Đưa các quyết định khôn ngoan, hiệu quả trong cuộc sống và công việc, giúp tiết kiệm thời gian & chi phí

  • ​Kiểm soát những hỗn mang, bất trắc có thể ập đến bất cứ lúc nào nhờ vào khả năng ứng phó chiến lược ngay tại chỗ. 

Và các môn học liên quan đến kỹ năng tư duy khác

Hệ Tư Duy

Lớp 4: Lập luận (Argumentation)

 

Nghiên cứu các phương thức lập luận, phân tích lập luận và làm sao lập luận một cách hiệu quả nhất. 

​Lớp 5: Design Thinking

 

Phương pháp tư duy & giải quyết các vấn đề, ban đầu được sử dụng trong thiết kế, nhưng bộ quy trình của nó có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và công việc.

Lớp 6: Thiên kiến nhận thức (Cognitive Bias)

 

Khám phá các lỗi tư duy nhìn nhận từ góc độ tâm lý học phi lý trí. 

Lớp 7: Thiền định (Mediation)

 

Nếu các khoá học trên dạy bạn phát triển các tính năng của một 'bộ máy tư duy', thì thiền định giúp bạn phát triển và tái cấu trúc lại chính cơ sở hạ tầng, hay nền tảng của bộ máy đó trước tiên. Thiền định giúp nâng cao khả năng tập trung và kiểm soát tư duy, đồng thời giúp bạn tư duy rành mạch & rõ ràng hơn.

Và các môn học liên quan đến kỹ năng sống & làm việc

Hệ Kỹ Năng Sống & Làm Việc

Lớp 1: Kiểm soát bản thân (Willpower)

 

Câu chuyện học tập nhiều khi không phải là không biết mình nên học gì, học như thế nào, học ai, học giáo trình gì... mà là năng lực "ép" bản thân bằng sức mạnh lý trí để thực hiện kế hoạch bạn đề ra, để đọc sách thay vì mất cả tối lướt Facebook, hay nói chung là khả năng "làm những gì bạn nói". Môn học sẽ đi sâu khoa học của việc tự kiểm soát, giúp bạn tìm ra những giải pháp tốt nhất để trì hoãn sự sung sướng của mình lại và bắt tay vào làm việc.

​Lớp 2: Sức mạnh thói quen (The Power of Habits)

 

Phần lớn những gì bạn làm trong cuộc đời này là những thói quen, vì thế muốn thay đổi, đừng nói những chuyện quá xa vời mà hãy thay đổi ngay chính thói quen hàng ngày của mình. Khoá học sẽ đi vào tìm hiểu lý do tại sao thói quen khó thay đổi, quá trình hình thành thói quen, và từ đó giúp bạn có một chiến lược khoa học hơn để thay đổi bản thân. 

​Lớp 3: Chúng ra quyết định như thế nào (The Science of Human Decision Making)

Cuộc đời là tập hợp của những lựa chọn, và nhiều khi số phận con người hơn nhau chỉ ở một lựa chọn đúng hay sai. Vậy nên, việc nghiên cứu cách chúng ta lựa chọn như thế nào từ chọn điện thoại, chọn ngành học, chọn người yêu... và những sai lầm khi đưa ra quyết định đó là một môn học vô cùng cần thiết. 

Lớp 4: Học cách học (Learning how to learn) – Chúng ta học rất nhiều, nhưng hiếm khi suy nghĩ về cách con người học hỏi như thế nào & làm sao để học tập hiệu quả nhất và nhanh nhất. Môn học này sẽ lấp khoảng trống đó.

Lớp 5: Gây ảnh hưởng & thuyết phục (Influence: Science and Practice) – Chúng ta dành rất nhiều thời gian trong đời để cố gây ảnh hưởng và thuyết phục người khác, từ bạn bè, gia đình đến sếp, người yêu, vợ... Vì vậy, từ việc hiểu các chiến thuật tâm lý khiến người khác gật đầu đến nhận ra cách bạn đang bị người khác thao túng là mục tiêu của khoá học này. 

​Học Tri Thức

Môn Tâm Lý Học

Tâm Lý

Những nghiên cứu trong hơn 100 năm qua của ngành tâm lý và rất nhiều nhánh của nó là một trong những đóng góp lớn nhất cho công cuộc khám phá & hiểu con người. Dưới đây là các phân môn nhỏ thuộc Tâm Lý Học bao gồm:


Lớp 1: Tâm Lý Học Nhập Môn – Giới thiệu lịch sử, các chủ đề lớn trong tâm lý, các trường phái tâm lý học khác nhau.

​Lớp 2: Tâm Lý Học Nhận Thức –  Cách tâm trí của con người hoạt động từ sự chú tâm, quá trình suy nghĩ, quá trình nhận thức, quá trình học tập, xử lý ngôn ngữ và trí nhớ...

Lớp 3: Tâm Lý Học Xã Hội – Con người là một sinh vật xã hội, và vì vậy chúng ta sẽ không thể hiểu con người đầy đủ nếu chỉ nghiên cứu họ trong môi trường cô lập. Các chủ đề nghiên cứu bao gồm quá trình ra quyết định, hành vi nhóm, sự tuân phục, hạnh phúc...

Lớp 4: Tâm Lý Học Đạo Đức – Phải trái đúng sai nhìn từ góc độ tâm lý học. Trẻ con có bản năng đạo đức hay không? Định kiến hình thành như thế nào? Chúng ta đưa ra quyết định đạo đức ra sao? Nguồn gốc của sự đồng cảm đến từ đâu?...

Lớp 5: Tâm Lý Học Trị Liệu – Các trường phái và nhân vật lớn trong ngành tâm lý học trị liệu: Freud, Carl Jung, Alfred Adler, Lacan... Cách hiểu từ các trường phái trị liệu về con người và những chấn thương tâm lý. 

Lớp 6: Tâm Lý Học Tiến Hoá – Từ tình dục, sức khoẻ, hành vi, cấu trúc xã hội, cảm xúc... những câu hỏi căn bản nhất về con người dưới góc nhìn tiến hoá. 

Môn Lịch Sử

Lịch Sử

Con người là sinh vật lịch sử. Chúng ta không sinh ra trong môi trường "chân không", mà là sản phẩm của một chuỗi va đập các tiến trình khác nhau, đôi khi có chủ ý và nhiều khi là vô ý. Học lịch sử để diễn giải quá khứ, từ đó hiểu hiện tại và cố gắng tránh sai lầm cũ trong tương lai mới. 

Lớp 1: Lịch Sử Loài Người – Các chủ đề lớn trong 70,000 lịch sử từ khi loài Sapiens bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất này.

Lớp 2: Lịch Sử Văn Minh Phương Tây – Các giai đoạn, chủ đề, thành tựu lớn của nền văn minh phương Tây. 

Lớp 3: Lịch Sử Văn Minh Phương Đông – Các giai đoạn, chủ đề, thành tựu lớn của nền văn minh phương Đông.

Môn Triết Học

Triết Học

Nếu từ trước đến nay, bạn vẫn nghĩ triết học là một thứ khô khan, khó hiểu và có chút vô dụng, thì hãy nghĩ lại điều đó. Triết học không chỉ là một những cách rèn luyện tư duy & tư tưởng tốt nhất cho bạn, mà nó giúp bạn hiểu cách thế giới này đang vận hành như thế nào, bạn nên sống ra sao, tình yêu là gì, thế nào là đúng sai, ý nghĩa cuộc đời bạn là gì...

Lớp 1: Nhập Môn Triết Học – Lịch sử triết học, tư tưởng, các chủ đề lớn... trong Triết Học.

Lớp 2: Triết Học Đạo Đức  – Phải trái đúng sai, các trường phái đạo đức, lý thuyết về công lý, đạo đức kinh doanh...

​Lớp 3: Triết Học Hiện Sinh – Những nhà tư tưởng lớn trong hiện sinh, và hiện sinh có thể giúp bạn sống tốt hơn ra sao.

Và các môn học khác bao gồm

Liên Ngành

Để hiểu thực sự một vấn đề , việc tiếp cận liên ngành là một điều kiện cần thiết giúp đầu óc sinh viên trở nên rộng mở, đa chiều & sâu sắc hơn.

 

Vì vậy, một chương trình học phổ quát sẽ không thể chỉ dừng ở các môn thuộc ban A, ban B, hay ban C, hay chỉ các môn liên quan đến tư duy, mà bỏ quên tâm hồn hay thân thể.

 

Đại học tự học mong muốn triển khai một chương trình học đa dạng & nhiều chiều nhất có thể nhằm hy vọng phát triển một con người toàn vẹn, phát triển cả về trái tim, bộ óc lẫn thẩn thể. 

Các môn học đang trong quá trình nghiên cứu khác bao gồm:

Hệ Nhân Văn (Lịch Sử; Triết Học; Văn Học...)

Hệ Khoa Học Xã Hội (Tâm Lý Học; Kinh Tế Học; Xã Hội Học; Truyền Thông...)

Hệ Khoa Học Tự Nhiên (Sinh Học, Vật Lý, Toán Học...)

Hệ Nghệ Thuật (Hội hoạ; Âm nhạc...)

Một Số Lớp Học Mẫu: 

bottom of page